Vợ chồng tôi cùng quê, yêu nhau từ hồi cấp 3. Hai mươi tuổi, chúng tôi rời lũy tre làng, lên thành phố lập nghiệp. Năm đó, tôi xin làm tạp vụ ở trung tâm tiếng Anh, chồng làm nhân viên giao hàng cho công ty sữa.
![]() |
Hai mươi lăm tuổi, có trong tay số vốn nho nhỏ, chúng tôi mới dám tổ chức đám cưới. Cuộc sống đôi lúc có khó khăn, thiếu thốn nhưng hai vợ chồng tôi chưa cãi nhau, dù chỉ một lần.
Năm nay, chúng tôi có kế hoạch mua căn nhà ở xã hội, cần trả trước 300 triệu nên hai vợ chồng tập trung tiền bạc, cố gắng lo đủ số tiền đó.
Ngày nào hết ca làm việc, tôi cũng tranh thủ qua một nhà nghỉ làm thêm công việc dọn dẹp vệ sinh buồng phòng và giặt giũ chăn ga. Mỗi tháng, tôi cũng kiếm thêm được 3 triệu.
Trước đây, tôi từng thổ lộ xin làm thêm công việc này với chồng nhưng anh phản đối. Vì thế, việc vợ làm ở đây, chồng tôi không hay biết.
Hôm đó, như thường lệ, tôi đến nhà nghỉ và bắt đầu nhiệm vụ của mình. Cả nhà nghỉ có 5 tầng. Tôi dọn dẹp từ tầng 5 trở xuống, ôm đống khăn tắm và vỏ chăn bẩn ra sân sau giặt giũ, phơi phóng.
Sau đó, tôi lên tầng 2, thu dọn phòng khách vừa trả. Đang lúi húi xách chiếc xô đựng đồ nghề thì tôi nghe tiếng đàn ông quen thuộc dưới quầy lễ tân vang lên. Đó là vị khách đang nhận phòng.
Khi cặp đôi bước lên tầng, tôi run rẩy chạm mặt người chồng yêu dấu của mình. Anh ôm người phụ nữ giàu có, thân hình phốp pháp, ăn mặc thời thượng, tay đeo hột xoàn.
Chồng tôi cũng ngây người nhận ra vợ, tay vội buông khỏi vòng eo của nhân tình. Đôi mắt tôi ầng ậng nước, tim thắt lại, tôi muốn xỉ vả chồng thậm tệ. Vậy mà, cổ họng tôi nghẹn đắng, chân chùn lại. Có lẽ, tôi không đủ can đảm. Lâu nay, tôi vẫn nghe lời chồng, đối xử với chồng hết sức ôn hòa. Từ bé đến lớn, tôi cũng chưa to tiếng với ai.
Người phụ nữ kia thấy chồng tôi luống cuống, dường như bà hiểu ra mọi chuyện, tự động quay người xuống sảnh, để mặc chúng tôi giải quyết.
Ngay tại nhà nghỉ, vợ chồng tôi đã có cuộc nói chuyện chớp nhoáng. Chồng tôi thú nhận, anh phải lòng bà chủ cửa hàng sữa - nơi anh hay giao hàng. Giữa hai người mới nảy sinh quan hệ nam nữ 1 tháng trở lại đây.
Bà chủ này sống độc thân, giàu có. Khoản tiền 150 triệu anh đưa tôi để mua nhà là tiền bà cho. Tuy họ có thân mật nhưng chồng tôi khẳng định, đó chỉ là ngoài luồng, anh vẫn chí thú, muốn gìn giữ gia đình.
Tai tôi ù đi vì những lời nói của chồng. Tôi có thể chịu đựng khổ sở, tuyệt nhiên không chấp nhận chuyện chung chồng.
Tôi nói với anh: ‘Thà em chấp nhận cảnh ở nhà thuê suốt đời, còn hơn để chồng mình phải làm trai bao, cặp kè với người khác lấy tiền. Em cầm đồng tiền đó thấy tủi nhục lắm’.
Cả tháng nay, tôi và chồng chiến tranh lạnh. Chồng cố gắng làm lành, hối lỗi, tôi vẫn cảm thấy day dứt, đau đớn tận tâm can. Hình ảnh người đàn ông đầu ấp tay gối bên nhân tình, tôi mãi không thể nào quên.
Chẳng biết tháng ngày sau, tôi sẽ phải đối mặt thế nào đây?
Tôi nghĩ rằng chồng cho mình tiền để đầu tư kinh doanh nhưng sự thật lại khiến tôi đau đớn.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ gặp chồng ngoại tình với bà chủ giàu cóHội nghị do Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Sơn La phối hợp với Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức nhằm giúp các trường triển khai sử dụng hiệu quả phần mềm.
![]() |
Ông Phạm Công Vương - Phó Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam chia sẻ về những nội dung của Dự án. |
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thông qua bữa ăn học đường hợp lý là một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030.
Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đang ở mức cao so với thế giới, tập trung ở khu vực nông thôn. Đồng thời, tình trạng trẻ em béo phì ngày một tăng nhanh ở cả trẻ em và người lớn thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn.
Trước gánh nặng kép về dinh dưỡng này cũng như thấu hiểu tình hình khó khăn hiện nay của các trường cùng với thế mạnh là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng thực đơn, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã nghiên cứu và khởi xướng Dự án Bữa ăn học đường vào năm 2012, phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế và Bộ GDĐT triển khai thực hiện. Trong đó, Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng là một trong những hạng mục trọng tâm.
Phần mềm cung cấp cho nhà trường một ngân hàng thực đơn phong phú, gồm 120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi, đa dạng và ngon miệng; được phân chia theo 3 khu vực miền Bắc, Trung và Nam. Phần mềm có tính năng vượt trội giúp các trường tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn hoặc bằng các nguyên liệu tự chọn phù hợp với từng địa phương, giúp nhà trường tính toán và quản lý chi phí bữa ăn của học sinh.
![]() |
Khẩu phần ăn trưa đảm bảo cân bằng dinh dưỡng được chuẩn bị theo phần mềm của các em học sinh trường tiểu học Lê Lai (Q. Tân Phú, TP. HCM) |
Các thực đơn trong “Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng” được phát triển trong hơn một năm, trải qua nhiều quá trình từ khảo sát, phân tích, phát triển công thức, thực nghiệm đến điều chỉnh kỹ càng, sau đó được thông qua bởi Hội đồng thẩm định của Viện Dinh dưỡng Quốc gia–Bộ Y tế và Hội đồng đánh giá của Bộ GDĐT.
![]() |
Các em học sinh trường tiểu học Tân Hóa (Q. Tân Phú – TP. HCM) thưởng thức bữa trưa được chuẩn bị theo phần mềm. |
Bên cạnh “Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng”, Dự án Bữa ăn học đường cũng được triển khai đến các trường với Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức”. Thông qua những kiến thức dinh dưỡng được minh họa sinh động bằng hình ảnh, đây sẽ là công cụ trực quan hỗ trợ nhà trường giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho các em.
Với mục đích thực hiện trách nhiệm đóng góp cho giáo dục, nuôi dưỡng và đào tạo thế hệ tương lai của đất nước bằng các hoạt động cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe, góp phần nâng cao tầm vóc và trí tuệ cho học sinh tiểu học, Công ty Ajinomoto Việt Nam đang nỗ lực mang bữa ăn dinh dưỡng đến các em học sinh tiểu học trên cả nước thông qua triển khai Dự án Bữa ăn học đường đến từng địa phương. Tính đến tháng 9/2018 đã có 2.923 trường tiểu học bán trú tại 44 tỉnh thành trên toàn quốc đã được triển khai áp dụng Dự án.
Minh Tuấn
" alt=""/>Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng ở Sơn LaTrên trang cá nhân của nhiều người làm “nghề nguy hiểm” xuất hiện những clip, ảnh..., khổ sở chứng minh mình không ngồi mát, tuy học trò nghỉ mà thầy cô vẫn họp/ học chuyên môn, lau dọn cửa sổ, cửa chính, bàn ghế, quét tước từ lớp tới hành lang, tới sân trường...
Rồi số người nhiễm Covid-19 vượt qua ngưỡng 16, lên dần con số 17, 100, 200... trong sự phập phồng lo lắng hàng ngày. Cả nước căng thẳng và nuối tiếc công sức ghìm giữ trước đó. Nhiều trường, nhiều nước trên thế giới, hoặc cho nghỉ hết năm học, hoặc cho đóng cửa trường vô thời hạn..., các trường của hầu hết tỉnh, thành phố Việt Nam cũng kéo dài kì nghỉ Tết tới vô cùng. Khi đó, lòng nhớ nghề, nhớ trẻ, nhớ trường lại khiến các thầy cô giáo từ mới ra trường tới sắp lĩnh lương của bảo hiểm xã hội mê mải tìm phần mềm dạy trực tuyến...
Bộ GD-ĐT phải di chuyển dần thời điểm kì thi THPT quốc gia sang tháng 7, rồi tháng 8..., chấp nhận kết quả dạy và học trực tuyến. Một làn sóng bất bình thứ hai xuất hiện - họ bất bình về việc nộp học phí hay không bởi việc dạy và học đã chuyển từ bảng đen (xanh) phấn trắng sang màn hình CP/ Ipad/ Iphone...
Từ cảm nhận của một giáo viên quá tuổi dù là cầm phấn hay bấm chuột, tôi thấy cần phải nói một lời công bằng cho những người làm “nghề nguy hiểm” khi bất kì lúc nào cũng có thể trở thành đối tượng cho ngàn họ quan sát và phán xét.
Trước hết là tâm thế. Khi thực hiện cách ly xã hội, ông bà, cha mẹ, anh chị... cùng ở nhà, vừa quan tâm, vừa hiếu kì. Tất cả bỗng trở thành khán giả của các lớp học Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting... Mỗi giờ dạy online không còn là thế giới riêng của một thầy và vài chục trò mà là không gian mở với tất cả những “thanh tra” nghiêm khắc từ chuyên môn tới thời trang, thẩm mĩ... Những tình huống dở khóc dở cười cũng xuất hiện và được nhiều đồng nghiệp chia sẻ, khi phụ huynh mặc trang phục ở nhà đi qua lại màn hình, quát mắng con hoặc ngó màn hình cảm thán” Sao cô giáo con già và xấu thế?”.
![]() |
Cảnh một học sinh học trực tuyến, cả nhà ngồi xem |
Thứ hai, để có một giờ dạy trực tuyến, giáo viên phải có những thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, chỉ có đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều “thanh tra”, coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc...
Thêm nữa là những việc thuộc về “hành chính sự vụ” online, như cập nhật đầy đủ sổ điểm điện tử, sổ đầu bài điện tử, sổ báo giảng điện tử với những phần mềm thất thường hôm nay cập nhật, ngày mai mất tích.
Thứ ba, nếu trong lớp học truyền thống, không gian rộng, thoáng cho thị lực và tương tác trực tiếp, sự thay đổi động thái trong quá trình dạy và học giữa thầy và trò sẽ tạo không khí gần gũi mà vẫn nghiêm túc, tạo sự thoải mái cho các giác quan nghe/ nhìn... kết hợp với sự di chuyển trạng thái của giáo viên, lớp học sinh động, tinh thần và thể trạng giáo viên hưng phấn..., thì trong lớp học trực tuyến, những trục trặc về đường truyền, những bất tiện của hình ảnh, âm thanh hiện lên trong background từ cửa sổ mỗi trò, cả thầy và trò tập trung thị lực, thính lực vào màn hình hẹp, hậu quả tất yếu sẽ là đau đầu, mờ mắt, và mỏi mệt... khiến không thể không phân tâm. Một tiết dạy online nghiêm túc sẽ mất sức lực gấp 2,3 lần một tiết dạy offline.
Thứ tư, dạy và học không thể tách rời hoạt động kiểm tra đánh giá - thay vì các bài kiểm tra viết tay trên giấy, thầy cô nhận bài của học sinh trên hộp thư, mail, zalo.... Cơ chế tự trôi khiến việc chấm bài phải thực hiện ngay lập tức sau khi nhận nếu không muốn lội ngược dòng tìm chữ. Và nếu không dặn dò, quy định, học sinh sẽ gửi bản chụp mờ ảo như “khách đường xa khách đường xa...”, nguy cơ khi dịch Covid-19 ra đi, thầy cô sẽ phải tăng số kính.
Thứ năm, không phải nhà thầy cô nào cũng có “thánh đường” riêng cho dạy học, mỗi buổi dạy, từ 1 tới 5 tiết của nhiều thầy cô sẽ đồng nghĩa với việc đi nhẹ nói khẽ của cả gia đình, khẽ khàng từ chân tay tới bát đĩa, chưa kể nhiều khi, các thành viên trong gia đình phải bò toài dưới đất đặng khỏi dính vào background của lớp học dã chiến...
Nhìn trên mạng xã hội, các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến. Đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã.
Họ đang cố gắng khắc phục hoàn cảnh để làm nghề, không phải chơi game; họ không than khổ để xin cứu trợ, họ lao động và cần được tôn trọng.
Hãy công bằng với những người thầy - những người lao động có tình yêu nghề và lòng tự trọng.
Nhà giáo Trịnh Thu Tuyết
- Hình ảnh một cậu bé học trực tuyến nhưng xung quanh là sự theo dõi của cả nhà khiến nhiều người phì cười vì sự thú vị.
" alt=""/>Dạy online không phải là 'thú vui nhàn nhã'